Thở bằng miệng khi ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng thế nào?

Thở bằng mũi là cách một người thở tự nhiên khi ngủ. Ngược lại, thở bằng miệng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho sức khỏe. Thông thường, nguyên nhân cơ bản của việc thở bằng miệng là đường thở trên bị hẹp hoặc bị tắc, hạn chế lưu lượng oxy đến cơ thể. Đường thở của một người có thể bị hạn chế do một số kết cấu giải phẫu hoc, dị ứng, nghẹt mũi hoặc hen suyễn. Theo thời gian, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để thở bằng miệng và không thể thở hiệu quả bằng mũi khi ngủ. Kiểu thở bằng miệng này có thể có nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng của bạn. Các dấu hiệu của chứng thở miệng mãn tính bao gồm ngáy, nghiến răng vào ban đêm, hơi thở có mùi, môi khô hoặc nứt nẻ, rối loạn giấc ngủ và khô miệng. Khô miệng đồng nghĩa với việc không đủ  nước bọt để làm sạch vi khuẩn khỏi miệng, điều này có thể dẫn đến bệnh nướu răng, sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Nếu không được điều trị, sẽ không có đủ oxy cho tim và não, cà có thể dẫn đến hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau cơ, các vấn đề về đường tiêu hóa, trầm cảm, lo lắng, ADHD và các rối loạn về tim mạch như huyết áp cao và đột quỵ. Ở một đứa trẻ đang phát triển, thở bằng miệng có thể dẫn đến tình trạng : kém phát triển xương hàm, khuôn mặt dài và hẹp, răng mọc chen chúc, nụ cười hở lợi, hô, rối loạn giấc ngủ và thậm chí là kết quả học tập kém.

Thường điều trị các vấn đề về răng miệng như nghiến răng sẽ giúp cải thiện đường thở của bệnh nhân và thúc đẩy quá trình thở bằng mũi. Do các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi thở bằng miệng, nên điều quan trọng là phải có hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để phát triển một kế hoạch điều trị đáp ứng nhu cầu riêng của từng bệnh nhân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *