Nha khoa UCARE

Dán Nha Khoa – Trám Composite

Dán Nha Khoa Composite được chỉ định khi nào?

Dán Nha Khoa được thực hiện khi răng có các biểu hiện:

  • Sửa chữa các răng sâu (vật liệu composite được sử dụng để trám các xoang sâu).

  • Sửa chữa các răng bị nứt mẻ.

  • Cải thiện màu sắc các răng bị nhiễm màu.

  • Đóng các khe hở giữa các răng.

  • Làm cho các răng dài hơn.

  • Thay đổi hình dáng các răng.

  • Là một phương pháp trám răng thẩm mỹ, thay thế cho trám “chì” (amalgam) truyền thống.

  • Bảo vệ phần chân răng bị lộ trong trường hợp tụt nướu.

Dán Nha Khoa được thực hiện như thế nào?

Mô răng sửa soạn (mài) tối thiểu. Thường không cần phải gây tê ngoại trừ các trường hợp như xoang sâu quá lớn, các răng phải được mài chỉnh quá nhiều để thay đổi hình dáng hoặc các phần nứt mẻ của răng sát tủy. Bác sĩ sẽ sử dụng bảng so màu để lựa chọn màu răng phù hợp, trùng với màu răng hiện có của bạn.

Bề mặt răng sẽ được làm nhám và dung dịch chuyên dụng sẽ được bôi lên bề mặt cần dán. Những bước này sẽ giúp vật liệu dán nha khoa dính vào mô răng. Sau đó, các vật liệu dán có màu giống với răng thật sẽ được phủ lên bề mặt răng, được tạo hình và làm láng như mong muốn. Ánh sáng chuyên dụng có màu xanh sau đó được sử dụng để giúp trùng hợp (làm cứng) vật liệu dán. Sau khi vật liệu dán đã cứng, bác sĩ sẽ tiếp tục điều chỉnh, tạo hình miếng trám và đánh bóng để tạo được sự liên tục giữa bờ miếng trám và mô răng.
Phụ thuộc khá nhiều vào số lượng, mức độ phức tạp của miếng trám. Thông thường khoảng từ 30 – 60 phút cho một miếng trám.

 

Ưu và nhược điểm của Dán Nha Khoa?
  • Ưu điểm: đây là một trong những thủ thuật nha khoa thẩm mỹ đơn giản và ít tốn kém. Không giống với veneer và mão sứ – cần phải được chế tạo trong các labo, dán Nha Khoa thường được thực hiện trong một lần hẹn với nhiều răng được hoàn tất. Ngoài ra đây còn là một phương pháp rất bảo tồn mô răng (không hoặc mài răng rất ít) và vì vậy ít khi phải gây tê. Cuối cùng, việc sửa chữa khi các miếng trám bị nứt mẻ sẽ cực kì đơn giản và ít tốn kém.
  • Nhược điểm: mặc dù vật liệu dán được sử dụng vẫn có tính chống bám màu, nhưng so với mão sứ hoặc veneer sứ, loại vật liệu này vẫn bị đổi màu theo thời gian. Một nhược điểm khác của loại vật liệu này đó là độ bền và độ cứng kém hơn khi so sánh với veneer hay mão sứ.

Chính vì những hạn chế của nó, vật liệu dán trong nha khoa (composite) thường được sử dụng để sửa chữa tạm thời các khiếm khuyết về thẫm mỹ, ở các răng chịu các lực nhai không lớn và cho các điều trị ở mức độ vừa và nhỏ để thay đổi thẫm mỹ của bệnh nhân. Hãy khám để được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị thẫm mỹ tối ưu nhất cho vấn đề cụ thể của bạn.

Khi điều trị cần lưu ý gì?

Các răng được dán (trám composite) không cần lưu ý gì đặc biệt. Đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng thật tốt. Chải răng một ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa tối thiểu một lần trong ngày và thăm khám định kỳ đúng hẹn với bác sĩ của bạn.
Bởi vì vật liệu dán có thể bị sứt mẻ, cần bỏ tật cắn móng tay, cắn bút, nước đá hoặc các loại thức ăn cứng khác. Nếu bạn cảm thấy các miếng trám có gờ sắc nhọn hoặc cảm thấy khó chịu khi cắn chặt hai hàm, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.

Tuổi thọ của sự dán nha khoa là bao lâu?

Tuổi thọ của các miếng trám composite phụ thuộc vào độ lớn của miếng trám và thói quen răng miệng của bạn. Thông thường, tuổi thọ của miếng trám composite có thể tồn tại từ 3 đến 10 năm. Sau đó, bạn có thể phải tái khám để được đánh bóng lại miếng trám cũ hoặc thay thế miếng trám mới.

Chi phí?

Chi phí của miếng trám composite có thể thay đổi phụ thuộc độ lớn của miếng trám và mức độ thẩm mỹ mà miếng trám đem lại. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể hơn.

Hoặc tham khảo tại Đây

Các dịch vụ khác

thumb

Cạo vôi răng

CẠO VÔI RĂNG ĐỂ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG

thumb

Nhổ răng khôn

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn? (Răng Hàm Số 8)